Theo các chuyên gia, hoa quả càng có vị ngọt thì càng chứa nồng độ đường cao vì vậy ăn nhiều có thể gián tiếp gây nóng. Để tránh điều này, không chỉ mít mà ngay cả vải, dứa, đu đủ… cũng là những loại quả cần lưu ý khi ăn trong mùa hè.
Ở Việt Nam, mít chỉ là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc nhưng với thế giới nó thực sự là “siêu thực phẩm”. Tuy nhiên, dù là loại trái cây thơm ngon và ngọt ngào nhưng nhiều người vẫn cảm thấy lo ngại khi ăn loại trái cây này sẽ bị nóng trong, gây khó chịu cơ thể, thậm chí sinh mụn nhọt. Vậy sự thực mít có gây nóng không, đem lại lợi ích gì cho sức khỏe? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp về những câu hỏi này.
Trái mít có thật sự gây nóng không?
Bình luận về quan niệm ăn mít gây nóng trong, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải múi mít có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng. Sự thật là mít, cũng như bao loại trái cây chứa đường khác, khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, cuối cùng làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Không có loại quả nào gây nóng mà chỉ có loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể bị tăng đường huyết đột biến, choáng váng, hoa mắt, do đó khi ăn cần hết sức lưu ý.
|
Theo các chuyên gia, hoa quả càng có vị ngọt thì càng chứa nồng độ đường cao vì vậy ăn nhiều có thể gián tiếp gây nóng. Để tránh điều này, không chỉ mít mà ngay cả vải, dứa, đu đủ… cũng là những loại quả cần lưu ý khi ăn trong mùa hè.
Mít bổ dưỡng và có nhiều tác dụng chữa bệnh, đẹp da
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Ngoài ra, cây mít cũng có thể tận dụng hạt nhựa, lá… để làm thuốc chữa bệnh.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, các bộ phận của cây mít có thể tận dụng như sau để chữa bệnh thường gặp:
1. Giải rượu
Cách làm: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông.
Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.
Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Bạn có thể tận dụng mít để giải rượu. |
2. Mụn nhọt sưng đau
Cách làm: Sử dụng 40g lá mít tươi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
3. Sản phụ sau sinh ít sữa
Cách làm: Dùng lá mít tươi đem nấu nước uống sẽ giúp tiết sữa. Hoặc sử dụng mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào thịt lợn nạc, nêm gia vị và dùng ăn với cơm sẽ có công dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Thực hiện mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.
4. Trẻ bị tưa lưỡi
Cách làm: Lấy 30g lá mít vàng đem rửa sạch, phơi thật khô rồi đốt thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi mỗi ngày 2 lần sáng và tối trước khi ngủ sẽ giúp chữa tưa lưỡi hiệu quả.
Múi mít ngọt thơm có thể tận dụng để trị bệnh rất tốt. |
5. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Cách làm: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Trái mít có thật sự gây nóng không?
Bình luận về quan niệm ăn mít gây nóng trong, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải múi mít có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng. Sự thật là mít, cũng như bao loại trái cây chứa đường khác, khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, cuối cùng làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Không có loại quả nào gây nóng mà chỉ có loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể bị tăng đường huyết đột biến, choáng váng, hoa mắt, do đó khi ăn cần hết sức lưu ý.
|
Theo các chuyên gia, hoa quả càng có vị ngọt thì càng chứa nồng độ đường cao vì vậy ăn nhiều có thể gián tiếp gây nóng. Để tránh điều này, không chỉ mít mà ngay cả vải, dứa, đu đủ… cũng là những loại quả cần lưu ý khi ăn trong mùa hè.
Mít bổ dưỡng và có nhiều tác dụng chữa bệnh, đẹp da
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Ngoài ra, cây mít cũng có thể tận dụng hạt nhựa, lá… để làm thuốc chữa bệnh.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, các bộ phận của cây mít có thể tận dụng như sau để chữa bệnh thường gặp:
1. Giải rượu
Cách làm: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông.
Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.
Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Bạn có thể tận dụng mít để giải rượu. |
2. Mụn nhọt sưng đau
Cách làm: Sử dụng 40g lá mít tươi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
3. Sản phụ sau sinh ít sữa
Cách làm: Dùng lá mít tươi đem nấu nước uống sẽ giúp tiết sữa. Hoặc sử dụng mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào thịt lợn nạc, nêm gia vị và dùng ăn với cơm sẽ có công dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Thực hiện mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.
4. Trẻ bị tưa lưỡi
Cách làm: Lấy 30g lá mít vàng đem rửa sạch, phơi thật khô rồi đốt thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi mỗi ngày 2 lần sáng và tối trước khi ngủ sẽ giúp chữa tưa lưỡi hiệu quả.
Múi mít ngọt thơm có thể tận dụng để trị bệnh rất tốt. |
5. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Cách làm: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.