Giá trị dinh dưỡng từ sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây lớn, có mùi khá nồng và nặng, nhưng cực kỳ giàu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B, khoáng chất, chất béo lành mạnh, chất xơ và một số hợp chất thực vật có lợi khác. Sầu riêng thường có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam. Ăn sầu riêng có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe.

1. Quả sầu riêng là gì?

Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.

Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là Durio zibethinus.

Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3 kg. Phần thịt sầu riêng có màu vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” cho tới “nghiện”.

Sầu riêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

2. Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp:

  • Calo: 357
  • Chất xơ: 9 gram
  • Carb: 66 gram
  • Chất béo: 13 gram
  • Protein: 4 gram
sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác
  • Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
  • Vitamin C: 80% của DV
  • Thiamine: 61% của DV
  • Kali: 30% của DV
  • Mangan: 39% của DV
  • Riboflavin: 29% của DV
  • Folate: 22% của DV
  • Niacin: 13% của DV
  • Đồng: 25% của DV
  • Magiê: 18% của DV

Nhờ vào bảng thành phần dinh dưỡng này mà sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.

3. Sầu riêng được sử dụng như thế nào?

Trong nền ẩm thực Đông Nam Á, sầu riêng thường được lựa chọn để chế biến thành các món ăn ngọt hoặc mặn. Cả phần thịt và hạt sầu riêng đều có thể ăn được, tuy nhiên hạt cần phải nấu chín trước khi sử dụng.

Hương vị của sầu riêng được mô tả là sự trộn lẫn giữa các vị như hạnh nhân, tỏi, phô mai và caramel. Mùi của nó nồng đến nỗi bị cấm mang vào một số khách sạn và hệ thống giao thông công cộng ở Đông Nam Á.

Các chế phẩm phổ biến từ loại trái cây này, bao gồm:

  • Súp
  • Nước ép
Nước ép sầu riêng
Nước ép sầu riêng thơm ngon bổ dưỡng
  • Hạt sầu riêng luộc hoặc rang
  • Kem, kẹo hoặc các món tráng miệng khác
  • Món ăn phụ

Ngoài ra, sầu riêng cũng được áp dụng trong y học cổ truyền và mang một số tính chất dược phẩm.

Bài viết liên quan
giá sầu riêng long khánh mới nhất 2022
Cách tách sầu riêng đã nứt, chưa nứt đơn giản

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với trái sầu riêng vì sầu riêng có vị thơm rất đặc Read more

THU HOẠCH MĂNG CỤT
Thu hoạch măng cụt thế nào? Bạn đã biết?

Được mệnh danh là “Nữ hoàng các loại trái cây”, măng cụt Long Khánh dường như là loại thực quả Read more

Bảo Quản Măng Cụt Sau Khi Hái

Măng cụt là loại trái cây ưa thích của Nữ hoàng Victoria, bà đã từng hứa sẽ phong tước Hiệp Read more

8 Lợi ích tuyệt vời của măng cụt mà bạn nên biết

Măng cụt không những biết đến với vị chua chua, ngọt ngọt, thơm, ngon và được nhiều người ưa chuộng, Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.